Trải nghiệm “Bản Mường Xanh” nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người Mường

Mục lục

Được sự nhất trí của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Hội đồng trường THPT Nguyễn Tất Thành. Ban giám hiệu Nhà trường, đoàn thanh niên cùng các thầy cô giáo trong nhà trường đã tổ chức chuyến đi học tập và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khối 10 và khối 11 trong học kì 2 năm học 2023 – 2024 tại “Bản Mường Xanh” – Hòa Bình, nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người Mường.

Mang trong mình tinh thần học tập và khám phá, từ trước chuyến đi các bạn học sinh đã tự chuẩn bị các kế hoạch học tập và tìm hiểu các khía cạnh lịch sử, địa lí, văn hóa theo từng nhóm và đây chính là một cơ hội tốt để các bạn làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân mình. Đường lên Hòa Bình tuy khúc khuỷu gập ghềnh, nhưng không ai giấu nổi sự phấn khích và thích thú khi đi qua những khúc cua hiểm trở mà hùng vĩ. Ngay sau khi tới Bản Mường Xanh”, đoàn đã được tiếp đón bằng dàn cồng chiêng truyền thống của người Mường.

Hoạt động đầu tiên các con học sinh được tập trung học tập và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người Mường qua các câu hát, điệu múa và các bài cồng chiêng truyền thống của dân tộc Mường. Các con học sinh cũng được hòa mình vào không gian văn hóa của dân tộc Mường khi tham gia nhảy sạp.

Bên cạnh đó các con học sinh được nghe bác Bạch Chí Điền giới thiệu di sản Lịch thẻ tre khaw Doi (khao Roi) – sao Roi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong thế giới cổ đại, trước khi con người phát minh ra giấy viết, ở Phương Đông, cụ thể là người Hán và người Mường đã sử dụng cây tre chế tác sơ bộ làm nên loại giấy viết để ghi chép ký tự, lưu trữ các thông tin nhằm phục vụ cho đời sống của mình. Trong đó người Mường sử dụng các thanh tre để ghi lại ngày tháng, làm nên thứ lịch rất đặc biệt. Hơn nghìn năm qua, bộ lịch này được lưu giữ trên 12 thanh tre dài chừng 25 cm đến hơn 30 cm. Trên các thanh tre khắc 30 khắc tượng trưng 30 ngày trong tháng theo lịch Trăng, trên các ngày có khắc các ký hiệu, biểu tượng nói về lịch tiết và các yếu tố được cho là chi phối trong ngày đó hoặc chỉ hiện tượng thiên văn, quỹ đạo mặt trăng giao hội cùng sao Roi (Đoi – Tua Rua).

Đặc biệt trong chuyến học tập trải nghiệm này các em được đại tá đặc công nước thầy Kiều Văn Chất và thầy Nguyễn Việt Khoa tập huấn các kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước và các kĩ năng cứu người và sơ cứu người khi bị đuối nước, ngạt nước. Đây là các kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống và học tập của các em học sinh nhất là khi mùa hè đang dần tới.

Người việc tìm hiểu văn hóa và học tập các kĩ năng cần thiết các em học sinh được tham gia các trò trơi dân gian, các trò trơi vận động tập thể để phát triển các kĩ năng khác như: Bịt mắt bắt gà; các trò chơi liên hoàn tập thể; đi xe đạp chậm; kéo co…

Trò chơi bịt mắt bắt gà

Trò chơi kéo co

Đi xe đạp chậm

Trò chơi liên hoàn

Qua chuyến học tập và trải nghiệm các em đã được trang bị nhiều kiến thức và kĩ năng cần thiết, bổ ích. Bên cạnh đó các em còn được rèn thêm tinh thần tập thể, đoàn kết, yêu thiên nhiên, đất nước.

Học sinh chia sẻ về chuyến trải nghiệm

                                                                     Thực hiện: Ban truyền thông.